ReportBáo cáo

So sánh về kế toán và thuế giữa các hình thức kinh doanh khi thực hiện mở rộng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

2024/10/01

  • Vu Hai Yen

Mở đầu:
Sau khi thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên (FDI), khi  mở rông hoạt động đầu tư kinh doanh sang các địa điểm khác tại Việt Nam, có thể lựa chọn một trong số các hình thức sau :
– Thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới
– Doanh nghiệp FDI đầu tiên sẽ thành lập một trong số các hình thức kinh doanh sau: Công ty con, Chi nhánh hạch toán độc lập, Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, hoặc Địa điểm kinh doanh

Việc lựa chọn hình thức kinh doanh nào cho hoạt động mở rộng đầu tư là một vấn đề quan trọng.
Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh những lưu ý về kế toán và thuế giữa hình thức tổ chức kinh doanh tại địa điểm mới để giúp nhà đầu tư nước ngoài có cái nhìn tổng quan về mặt thuế, kế toán với từng hình thức này

    1. Giải thích một số từ ngữ:

Doanh nghiệp : :Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
(Trong bài viết này, một công ty có chi nhánh hoặc cơ sở kinh doanh sẽ được gọi là “trụ sở chính”).
Công ty con: Là Công ty trong đó một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ do một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ) nắm giữ và bị doanh nghiệp đó kiểm soát chiến lược kinh doanh.
Chi nhánh: Về mặt kế toán được chia làm hai loại là “Chi nhánh hạch toán độc lập” và “Chi nhánh hạch toán phụ thuộc”
Chi nhánh hạch toán độc lập: Là tổ chức thực hiện hoạt động kế toán hoàn toàn độc lập với trụ sở chính. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh với Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tích vào Hình thức hạch toán – “Hạch toán độc lập”
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Là tổ chứcthực hiện hoạt động kế toán chung với trụ sở chính. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh với Phòng Đăng ký kinh doanh của các tỉnh, doanh nghiệp tích vào Hình thức hạch toán – “Hạch toán phụ thuộc”
Địa điểm kinh doanh: “Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, vìkhông có tư cách pháp nhân nên sẽ không được ký hợp đồng

    2. Bảng so sánh về các vấn đề kế toán

  Doanh nghiệp mới Công ty con Chi nhánh hạch toán độc lập Chi nhánh hạch toán phụ thuộc Địa điểm kinh doanh
Hình thức hạch toán kế toán
Hạch toán riêng biệt

– Không hạch toán riêng, chuyển dữ liệu kế toán về trụ sở chính hạch toán để hạch toán tập trung

– Trong trường hợp chi nhánh, địa điểm kinh doanh thuộc địa bàn có ưu đãi về thuế TNDN, mặc dù hạch toán tập trung tại trụ sở chính nhưng phải theo dõi riêng doanh thu, chi phí để áp dụng ưu đãi thuế TNDN

Lập BCTC
Lập Báo cáo tài chính riêng
Không lập Báo cáo tài chính riêng
Kiểm toán BCTC
Có thực hiện kiểm toán BCTC
Không thực hiện kiểm toán BCTC
Kế toán trưởng Bắt buộc bổ nhiệm Kế toán trưởng Không bắt buộc bổ nhiệm Kế toán trưởng 

     3. Bảng so sánh về thuế

  Doanh nghiệp mới Công ty con Chi nhánh hạch toán độc lập Chi nhánh hạch toán phụ thuộc Địa điểm kinh doanh
Xuất hóa đơn Được phép xuất hóa đơn Không được phép xuất hóa đơn

 

Lệ phí môn bài Kê khai và nộp thuế cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp Doanh nghiệp, Công ty con –       Thành lập ở cùng tỉnh với trụ sở chính: Kê khai và nộp lệ phí môn bài cho Cơ quan thuế quản lý trụ sở chính
–       Thành lập ở cùng tỉnh với trụ sở chính: Kê khai và nộp lệ phí môn bài cho Cơ quan thuế tại quản lý Chi nhánh, Địa điểm kinh doanh
Thuế GTGT Kê khai và nộp thuế cho Cơ quan thuế quản lý của chi nhánh – Kê khai: Kê khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính

– Nộp thuế
+ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là cơ sở sản xuất: Phân bổ và nộp số thuế GTGT phải nộp cho các tỉnh nơi có Chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
+ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc không phải là cơ sở sản xuất: Nộp thuế cùng với trụ sở chính.

Không phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các tỉnh nơi có Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

 

– Kê khai: Kê khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính

– Nộp thuế
+ Địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất: Phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các tỉnh nơi có địa điểm kinh doanh
+  Địa điểm kinh doanh không phải là cơ sở sản xuất: Nộp thuế cùng với trụ sở chính. Không phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các tỉnh nơi có địa điểm kinh doanh

 

Thuế TNDN Kê khai và nộp thuế cho Cơ quan thuế quản lý của chi nhánh – Kê khai: Kê khai thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính

– Nộp thuế
+ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là cơ sở sản xuất: Phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các tỉnh nơi có Chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
+ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc không phải là cơ sở sản xuất: Nộp thuế cùng với trụ sở chính.

Không phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các tỉnh nơi có Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

 

– Kê khai: Kê khai thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính

– Nộp thuế
+ Địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất: Phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các tỉnh nơi có địa điểm kinh doanh
+  Địa điểm kinh doanh không phải là cơ sở sản xuất: Nộp thuế cùng với trụ sở chính. Không phân bổ số thuế TNDN phải nộp cho các tỉnh nơi có địa điểm kinh doanh

Thuế TNCN Kê khai và nộp thuế cho Cơ quan thuế quản lý của chi nhánh – Nếu trụ sở chính trả lương cho cá nhân làm việc tại Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Kê khai thuế cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếpcủa trụ sở chính, nộp thuế cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc

– Nếu Chi nhánh hạch toán phụ thuộc tự trả lương: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc tự kê khai và nộp thuế TNCN cho Cơ quan thuế quản lý chi nhánh hạch toán phụ thuộc

– Nếu trụ sở chính trả lương cho cá nhân làm việc tại Địa điểm kinh doanh: Kê khai thuế cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của trụ sở chính, nộp thuế cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc

– Nếu địa điểm kinh doanh tự trả lương: Địa điểm kinh doanh tự kê khai và nộp thuế TNCN cho Cơ quan thuế quản lý Địa điểm kinh doanh

Kết luận:
Có thể thấy, mỗi loại hình của cơ sở kinh doanh đều phát sinh các quy định khác nhau liên quan đến kế toán và thuế. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, văn bản luật chưa đưa ra được các hướng dẫn cụ thể để đáp ứng được tất cả các tình huống phát sinh tại các doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp không tránh khỏi bỡ ngỡ và gặp khó khăn trong giai đoạn quyết định mở rộng quy mô bằng hình thức nào. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập nhập các quy định, văn bản hướng dẫn của cơ quan thuế để tự nhận thức được trách nhiệm và thực hiện đúng các nghĩa vụ khác nhau của kế toán và thuế.

Tài liệu tham khảo:
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản Lý Thuế.
– Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế và nghị định 126/2020/NĐ-CP.
– Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020
– Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán ngày 30/12/2016

Liên hệ nếu doanh nghiệp có
những nhu cầu liên quan đến báo cáo