Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất
Mục lục
Thông tư 123 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/09/2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2012 trở đi.
Các khoản chi phí không được khấu trừ:
Các khoản chi phí được khấu trừ:
Ưu đãi thuế TNDN:
Chuyển lỗ:
Theo công văn số 1685/TCT-CS do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 18/5/2012, căn cứ theo quy định tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp, trường hợp công ty có chi tiền điện thoại di động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nếu có hóa đơn chứng từ hợp pháp ghi tên của công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của công ty. Trường hợp công ty khoán chi tiền điện thoại cho người lao động được quy định cụ thể tại hợp đồng lao động thì các khoản chi này được xác định là chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Theo công văn số 7942/CT-TT&HT ngày 08/08/2012 của Cục Thuế Bình Dương, căn cứ theo thông tư số 153/2010/TT-BTC, do Bộ Tài Chính ban hành ngày 28/09/2010, từ ngày 03/04/2012 trở về sau, trường hợp công ty nhận hóa đơn từ nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ trong nước là tổ chức, cá nhân không được phép bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, công ty thanh toán cho các nhà cung cấp bằng đồng Việt Nam, trên hóa đơn GTGT thể hiện bằng ngoại tệ, tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam thì công ty không được khấu trừ thuế GTGT và không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Theo công văn số 1685/TCT-CS do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 18/5/2012, căn cứ vào quy định tại thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNCN, trường hợp công ty khoán chi tiền điện thoại cho người lao động nếu được quy định cụ thể tại hợp đồng lao động và mức khoán chi này được thực hiện theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc giám đốc hoặc hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp) là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Theo công văn số 4634/CT-TTHT do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 18/06/2012, căn cứ theo quy định tại thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNCN, trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế. Nếu cá nhân được xác định là không cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế thì không phải làm quyết toán thuế TNCN.
Theo công văn số 8072/CT-TTHT do Cục thuế Bình Dương ban hành ngày 13/08/2012, căn cứ vào quy định tại Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhà thầu, trường hợp công ty ký hợp đồng vay vốn với tổ chức cá nhân nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng từ năm 2007, thì khoản lãi vay thanh toán kể từ ngày 01/03/2012 trở về sau công ty phải kê khai và nộp thay cho nhà thầu nước ngoài, cụ thể như sau:
Theo công văn số 8463/CT-TT&HTN ngày 17/08/2012 của Cục Thuế Bình Dương, bổ sung thêm nội dung hướng dẫn tại công văn số 4594/CT-TT&HT của Cục thuế Bình Dương ban hành ngày 19/05/2010, trường hợp theo biên bản thỏa thuận giữa công ty với phía nước ngoài thì công ty phải chịu chi phí vé máy bay, tiền ăn ở, đi lại cho chuyên gia nước ngoài sang hỗ trợ kỹ thuật và thiết lập những quy trình mới tại công ty. Đồng thời theo cam kết thanh toán nội bộ phía nước ngoài sẽ hỗ trợ thanh toán hộ, sau đó phát hành một giấy báo nợ bao gồm tất cả chi phí phát sinh kèm theo chứng từ gốc (bao gồm chứng từ gốc đứng tên công ty và chứng từ gốc đứng tên phía nước ngoài) để thu lại của công ty, thì các khoản chi phí này được xem là thu nhập phát sinh tại Việt nam của phía nước ngoài nên thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu nước ngoài. Công ty có trách nhiệm đăng ký, kê khai và nộp thuế GTGT, TNDN thay cho nhà thầu nước ngoài.
Theo công văn số 8073/CT-TT&HTN do Cục thuế Bình Dương ban hành ngày 13/08/2012, căn cứ theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính, trường hợp công ty là doanh nghiệp chế xuất bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu bán hàng vào thị trường nội địa thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Tuy nhiên khi bán hàng vào thị trường nội địa nên công ty không phải là doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại điểm 6, điều 2, Nghị Định 29/2008/NĐ-CP ngày 19/03/2008 của Chính Phủ thì công ty không được tiếp tục hưởng các ưu đãi về thuế TNDN (nếu có) và các quy định riêng áp dụng cho doanh nghiệp chế xuất, đồng thời công ty phải thông báo cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư để điều chỉnh lại hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Theo công văn số 4366/TCHQ-TXNK do Tổng cục Hải quan ban hành ngày 20/08/2012, căn cứ quy định tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài Chính thì doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích kind doanh thương mại, thực hiện quyền nhập khẩu và phân phối theo quy định của Chính Phủ thì phải nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền nhập khẩu và phân phối (không sử dụng để sản xuất cho chính doanh nghiệp); đã thực hiện bán lại hàng hóa nhập khẩu và nộp thuế cho doanh nghiệp chế xuất khác để sản xuất hàng xuất khẩu thì được hoàn số tiền thuế đã nộp lúc nhập khẩu.
Theo công văn số 2752/TCT-CS do Tổng Cục Thuế ban hành ngày 01/08/2012, căn cứ theo nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ, trường hợp hóa đơn sử dụng trước khi thông báo phát hành nếu có gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có chứng từ thanh toán, người bán đã kê khai nộp thuế đầu ra đầy đủ thì thực hiện xử phạt theo quy định tại khoản 7 điều 33 ,thông tư 51/2010/NĐ-CP. Đồng thời người bán phải thực hiện thông báo phát hành hóa đơn theo quy định và phải liệt kê rõ số lượng hóa đơn đã sử dụng trước khi thông báo phát hành.
Theo công văn số 2846/TCT-CS do Tổng Cục Thuế ban hành ngày 09/08/2012, căn cứ vào quy định tại Thông tư 153/2012/TT-BTC ngày 28/09/2010 và hướng dẫn tại Công văn số 4355/BTC-TCT ngày 03/04/2012 của Bộ Tài chính, trường hợp doanh nghiệp được phép bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật thì được phép lập hóa đơn GTGT ghi bằng ngoại tệ cụ thể như sau:
Khi lập hóa đơn GTGT đối với doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ có gốc ngoại tệ, các tiêu thức trên hóa đơn như đơn giá, thành tiền, cộng tiền hàng, tiền thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, phần chữ ghi tổng số tiền bằng tiếng Việt ghi theo tổng số tiền bằng ngoại tệ, đồng thời ghi rõ trên hóa đơn tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.