THÁNG 6 NĂM 2014

Bản tiếng Nhật (PDF)Bản tiếng Nhật (PDF) Bản tiếng Việt (PDF)Bản tiếng Việt (PDF)

Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất

Mục lục

1. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (“TNDN”)

Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP

Ngày 18/06/2014 BTC ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.

Một số điểm mới cần lưu ý trong Thông tư này như sau :

Thông tư 78/2014/TT-BTC Thông tư 123/2012/TT-BTC
1. Thuế suất thuế TNDN (thuế suất phổ thông)
  • Từ ngày 01/01/2014 thuế suất phổ thông là 22%.

    Trường hợp doanh nghiệp (DN) có năm tài chính khác năm dương lịch thì vẫn được áp dụng thuế suất 22% từ ngày 01/01/2014.

  • Từ ngày 01/01/2016 thuế suất phổ thông là 20%

* Lưu ý: Riêng đối với DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/07/2013.

Thuế suất phổ thông là 25%.
II. 
Chi phí được trừ
2.1 Điều kiện ghi nhận chi phí được trừ

Bổ sung thêm điều kiện phải thanh toán qua ngân hàng đối với các khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT):

  • Trường hợp trong kỳ tính thuế DN mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhưng DN chưa thanh toán thì vẫn được ghi nhận là chi chi phí được trừ trong kỳ tính thuế có phát sinh nghiệp vụ.

    Đến kỳ tính thuế tiếp theo, nếu DN không thanh toán qua ngân hàng mà tiến hành thanh toán bằng tiền mặt thì khoản chi này không được tính vào chi phí được trừ. DN phải kê khai điều chỉnh giảm vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt đó.

* Lưu ý: quy định này không áp dụng với các hóa đơn đã thanh toán bằng tiền mặt trước ngày 02/08/2014 (ngày Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực)

Không có nội dung hướng dẫn này
2.2 Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng… vượt mức tiêu hao hợp lý
DN tự xây dựng, quản lý và lưu giữ định mức tiêu hao tại DN, không phải đăng ký với cơ quan thuế. DN phải đăng ký định mức với cơ quan thuế
2.3 Chứng từ làm căn cứ ghi nhận chi phí được trừ đối với chi phí vé máy bay đi công tác

Trường hợp DN có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu DN không thu hồi được thẻ lên máy bay (boarding pass) của người lao động thì chứng từ làm căn cứ ghi nhận chi phí được trừ bao gồm:

  • Vé máy bay điện tử; và
  • Giấy điều động đi công tác; và
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của DN có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
Không có nội dung hướng dẫn này.
2.4 Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người
Để: trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được tính vào chi phí được trừ Không có nội dung hướng dẫn này.
2.5 Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại…

Không vượt quá 15% tổng chi được trừ.

Lưu ý: Trong số tổng chi được trừ này không bao gồm chiết khấu thanh toán

Không vượt quá 10% tổng chi được trừ. Đối với DN mới thành lập trong 3 năm đầu thì không vượt quá 15% tổng chi được trừ.

Lưu ý: Trong tổng số chi được trừ bao gồm cả chiết khấu thanh toán.

1. Thuế suất thuế TNDN (thuế suất phổ thông)
Thông tư 78/2014/TT-BTC
  • Từ ngày 01/01/2014 thuế suất phổ thông là 22%.

    Trường hợp doanh nghiệp (DN) có năm tài chính khác năm dương lịch thì vẫn được áp dụng thuế suất 22% từ ngày 01/01/2014.

  • Từ ngày 01/01/2016 thuế suất phổ thông là 20%

* Lưu ý: Riêng đối với DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 01/07/2013.

Thông tư 123/2012/TT-BTC Thuế suất phổ thông là 25%.
II. 
Chi phí được trừ
2.1 Điều kiện ghi nhận chi phí được trừ
Thông tư 78/2014/TT-BTC

Bổ sung thêm điều kiện phải thanh toán qua ngân hàng đối với các khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT):

  • Trường hợp trong kỳ tính thuế DN mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhưng DN chưa thanh toán thì vẫn được ghi nhận là chi chi phí được trừ trong kỳ tính thuế có phát sinh nghiệp vụ.

Đến kỳ tính thuế tiếp theo, nếu DN không thanh toán qua ngân hàng mà tiến hành thanh toán bằng tiền mặt thì khoản chi này không được tính vào chi phí được trừ. DN phải kê khai điều chỉnh giảm vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt đó.

* Lưu ý: quy định này không áp dụng với các hóa đơn đã thanh toán bằng tiền mặt trước ngày 02/08/2014 (ngày Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực)

Thông tư 123/2012/TT-BTC Không có nội dung hướng dẫn này
2.2 Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng… vượt mức tiêu hao hợp lý
Thông tư 78/2014/TT-BTC DN tự xây dựng, quản lý và lưu giữ định mức tiêu hao tại DN, không phải đăng ký với cơ quan thuế.
Thông tư 123/2012/TT-BTC DN phải đăng ký định mức với cơ quan thuế
2.3 Chứng từ làm căn cứ ghi nhận chi phí được trừ đối với chi phí vé máy bay đi công tác
Thông tư 78/2014/TT-BTC

Trường hợp DN có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu DN không thu hồi được thẻ lên máy bay (boarding pass) của người lao động thì chứng từ làm căn cứ ghi nhận chi phí được trừ bao gồm:

  • Vé máy bay điện tử; và
  • Giấy điều động đi công tác; và
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của DN có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
Thông tư 123/2012/TT-BTC Không có nội dung hướng dẫn này.
2.4 Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người
Thông tư 78/2014/TT-BTC Để: trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được tính vào chi phí được trừ
Thông tư 123/2012/TT-BTC Không có nội dung hướng dẫn này.
2.5 Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại…
Thông tư 78/2014/TT-BTC

Không vượt quá 15% tổng chi được trừ.

Lưu ý: Trong số tổng chi được trừ này không bao gồm chiết khấu thanh toán

Thông tư 123/2012/TT-BTC

Không vượt quá 10% tổng chi được trừ. Đối với DN mới thành lập trong 3 năm đầu thì không vượt quá 15% tổng chi được trừ.

Lưu ý: Trong tổng số chi được trừ bao gồm cả chiết khấu thanh toán.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/08/2014 và thay thế Thông tư 123/2012/TT-BTC.

Công văn 1892/TCT-DNL xác định thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu

Ngày 23/05/2014, Tổng cục thuế ban hành công văn 1892/TCT-DNL hướng dẫn về việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa xuất khẩu.

Căn cứ các quy định hiện hành tại Thông tư 64/2013/TT-BTC và Nghị định 04/2014/NĐ-CP, thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế TNDN là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

* Lưu ý: Theo Chuẩn mực Kế toán thì doanh thu bán hàng hóa được ghi nhận khi DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua cũng như DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. Do đó trong một số trường hợp có thể xảy ra sự chênh lệch về thời điểm ghi nhận doanh thu giữa kế toán và thuế.

2. HÓA ĐƠN

Hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn viết sai

Ngày 02/06/2014 Cục thuế TP Hồ Chí Minh có công văn số 4099/CT-TTHT hướng dẫn về trường hợp hóa đơn đã lập giao cho khách hàng ghi sai các chỉ tiêu như: tên, địa chỉ, mã số thuế…

Trường hợp Công ty lập hóa đơn giao cho khách hàng chỉ ghi sai chỉ tiêu trên hóa đơn như: tên, địa chỉ, mã số thuế …và các sai sót này không làm tăng giảm số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT còn được khấu trừ thì Công ty và khách hàng lập biên bản điều chỉnh nội dung đã ghi sai. Đồng thời Công ty lập hóa đơn điều chỉnh, trên hóa đơn ghi rõ nội dung đã ghi sai; nội dung điều chỉnh; số hóa đơn, ký hiệu, ngày tháng năm của hóa đơn đã lập cần điều chỉnh.

Hóa đơn điều chỉnh này bên bán kê khai trên bảng kê đầu ra, bên mua kê khai trên bảng kê đầu vào của kỳ lập hóa đơn điều chỉnh (không điều chỉnh về doanh thu và tiền thuế GTGT, các chỉ tiêu này trên các bảng kê ghi bằng không(0)).

3. VẤN ĐỀ KHÁC

Hướng dẫn trả lương tại các doanh nghiệp bị thiệt hại do bạo động

Ngày 04/06/2014, BLĐTBXH đã ban hành Công văn số 1861/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn việc trả lương tại các DN phải ngưng hoạt động do bạo loạn trong tháng 05/2014.

Trường hợp DN bị thiệt hại phải ngừng sản xuất kinh doanh nhưng đã hoạt động hoặc sẽ hoạt động trở lại trước ngày 01/07/2014, DN và người lao động sẽ thỏa thuận về khoản tiền lương trong thời gian người lao động phải nghỉ việc, song không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Đối tượng được hỗ trợ tiền lương ngừng việc là những người có tên trong danh sách lao động thường xuyên của DN tại thời điểm ngày 11/05/2014, và bị ngừng việc từ ngày 12/05/2014 đến trước ngày 01/07/2014. Tuy nhiên, những người không quay lại làm việc khi DN hoạt động trở lại sẽ nằm ngoài đối tượng này.

Về thời gian chi trả sẽ do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên thỏa thuận. Và khoản tiền này sẽ được hạch toán vào chi phí được trừ của DN.

Ngoài ra nếu DN trên chưa thanh toán tiền lương tháng 4 và những ngày làm việc trong tháng 5 trước khi phải ngừng hoạt động do chủ DN chưa quay trở lại thì DN được tạm ứng từ ngân sách địa phương để trả tiền lương tháng 4 và những ngày làm việc trong tháng 5 trước khi phải ngừng hoạt động. Khoản tiền này DN thực hiện hoàn trả ngân sách địa phương khi chủ DN quay trở lại.