THÁNG 07 NĂM 2015

Bản tiếng Nhật (PDF)Bản tiếng Nhật (PDF) Bản tiếng Việt (PDF)Bản tiếng Việt (PDF)

Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất

Mục lục

1. TỔNG HỢP VỀ THUẾ

Ngày 15/06/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 92/2015/TT-BTC và Công văn 2994/TCT-TNCN hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ:

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 30/07/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung trọng tâm của Thông tư số 92/2015/TT- BTC như sau:

Quy định mới Quy định cũ
I. 
KHÔNG TÍNH VÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ (TNCT) ĐỐI VỚI
1. 
Trợ cấp chuyển vùng một lần
Không tính vào TNCT từ tiền lương, tiền công khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc. Không có hướng dẫn cụ thể.
2. 
Bảo hiểm không bắt buộc không tích luỹ về phí bảo hiểm
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

(Bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm tử kỳ có hoàn phí,... )

Không hướng dẫn cụ thể cho trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm.
3. 
Phương tiện đưa đón người lao động
Khoản chi về phương tiện đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Chia làm hai trường hợp:

  • Phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động: không tính vào TNCT
  • Phương tiện đưa đón riêng từ cá nhân: tính vào TNCT
4. 
Chi đám hiếu, hỉ cho người lao động và gia đình người lao động
Bổ sung không tính vào TNCT đối với khoản tiền chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định TNCT theo thu nhập doanh nghiệp. Không có hướng dẫn cụ thể.
5. 
Thu nhập từ lợi tức của DN tư nhân, công ty TNHH Một thành viên
Không tính vào TNCT từ đầu tư vốn đối với lợi tức của Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một thành viên. Khoản lợi tức nhận được do góp vốn vào Công ty TNHH Một thành viên (cá nhân) là thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn
II. 
QUY ĐỔI THU NHẬP CHỊU THUẾ RA ĐỒNG VIỆT NAM

Đối với doanh thu, thu nhập nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo :

  • Tỷ giá giao dịch thực tế mua vào tại ngân hàng nơi cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập.
  • Trường hợp cá nhân không mở tài khoản giao dịch tại Việt Nam thì quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.
III. 
TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI KHOẢN TÍCH LŨY BẢO HIỂM DO

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG MUA CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm khi đến thời điểm đáo hạn thì

Nếu mua của DN Bảo hiểm thành lập và hoạt động theo Pháp luật Việt Nam thì:

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01/07/2013.

Nếu khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần thì sẽ khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích luỹ.

Nếu mua của DN Bảo hiểm không thành lập theo Pháp luật Việt Nam:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ ngay thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp cho người lao động.

Chưa có hướng dẫn cụ thể về thời điểm khấu trừ thuế trong trường hợp khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần

Chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm không bắt buộc cho người lao động từ các công ty bảo hiểm nước ngoài.

IV. 
MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHÁC VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN
1. 
Ủy quyền quyết toán thuế
Trường hợp người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì có thể uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự cho đơn vị trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định. Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt nam thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
2. 
Sửa đổi, bổ sung mẫu biểu, tờ khai thuế

Thay đổi biểu mẫu, tờ khai tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Các mẫu biểu, tờ khai mới được đánh số theo nguyên tắc phân nhóm theo đối tượng và tính chất để dễ nhớ, dễ phân biệt và mỗi nhóm có thể bổ sung hoặc cắt giảm mẫu mà không ảnh hưởng đến số thứ tự.

Cụ thể các điểm thay đổi quan trọng như:

  • Nhóm mẫu có ký hiệu “02” dành cho cá nhân tự khai thuế đối với tiền lương, tiền công.
  • Nhóm mẫu có ký hiệu “05” dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế từ tiền lương, tiền công.
  • Nhóm mẫu có ký hiệu “07” dành cho các mẫu đơn đề nghị của người nộp thuế (không bao gồm đơn đề nghị miễn giảm thuế).
  • • Nhóm mẫu có ký hiệu “09” dành cho các mẫu liên quan đến xác nhận về người phụ thuộc.

(Chi tiết vui lòng xem Phụ lục trong Thông tư 92/2015/TT-BTC hoặc Tóm tắt thay đổi biểu mẩu quan trọng đính kèm)

I. 
KHÔNG TÍNH VÀO THU NHẬP
CHỊU THUẾ (TNCT) ĐỐI VỚI
1. 
Trợ cấp chuyển vùng một lần
Quy định mới Không tính vào TNCT từ tiền lương, tiền công khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người Việt nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
Quy định cũ Không có hướng dẫn cụ thể.
2. 
Bảo hiểm không bắt buộc

không tích luỹ về phí bảo hiểm

Quy định mới

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo 2 Bảo hiểm không bắt buộc không tích luỹ về phí bảo hiểm Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

(Bảo hiểm không bắt buộc, không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm tử kỳ có hoàn phí,...)

Quy định cũ Không hướng dẫn cụ thể cho trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm.
3. 
Phương tiện đưa đón người lao động
Quy định mới Khoản chi về phương tiện đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Quy định cũ

Chia làm hai trường hợp:

  • Phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động: không tính vào TNCT
  • Phương tiện đưa đón riêng từ cá nhân: tính vào TNCT
4. 
Chi đám hiếu, hỉ cho người lao động

và gia đình người lao động

Quy định mới Bổ sung không tính vào TNCT đối với khoản tiền chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định TNCT theo thu nhập doanh nghiệp.
Quy định cũ Không có hướng dẫn cụ thể.
5. 
Thu nhập từ lợi tức của DN tư nhân,

công ty TNHH Một thành viên

Quy định mới Không tính vào TNCT từ đầu tư vốn đối với lợi tức của Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một thành viên.
Quy định cũ Khoản lợi tức nhận được do góp vốn vào Công ty TNHH Một thành viên (cá nhân) là thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn
II. 
QUY ĐỔI THU NHẬP CHỊU THUẾ

RA ĐỒNG VIỆT NAM

Quy định mới

Đối với doanh thu, thu nhập nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo :

  • Tỷ giá giao dịch thực tế mua vào tại ngân hàng nơi cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập.
  • Trường hợp cá nhân không mở tài khoản giao dịch tại Việt Nam thì quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Quy định cũ Quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.
III. 
TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI

KHOẢN TÍCH LŨY BẢO HIỂM
DO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

MUA CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Quy định mới

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm khi đến thời điểm đáo hạn thì

Nếu mua của DN Bảo hiểm thành lập và hoạt động theo Pháp luật Việt Nam thì:

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01/07/2013.

Nếu khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần thì sẽ khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích luỹ.

Nếu mua của DN Bảo hiểm không thành lập theo Pháp luật Việt Nam:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ ngay thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp cho người lao động.

Quy định cũ

Chưa có hướng dẫn cụ thể về thời điểm khấu trừ thuế trong trường hợp khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần

Chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp người sử dụng lao động mua bảo hiểm không bắt buộc cho người lao động từ các công ty bảo hiểm nước ngoài.

IV. 
MỘT SỐ NỘI DUNG

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHÁC

VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN

1. 
Ủy quyền quyết toán thuế
Quy định mới Trường hợp người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì có thể uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự cho đơn vị trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định.
Quy định cũ Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt nam thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
2. 
Sửa đổi, bổ sung mẫu biểu, tờ khai thuế

Thay đổi biểu mẫu, tờ khai tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Các mẫu biểu, tờ khai mới được đánh số theo nguyên tắc phân nhóm theo đối tượng và tính chất để dễ nhớ, dễ phân biệt và mỗi nhóm có thể bổ sung hoặc cắt giảm mẫu mà không ảnh hưởng đến số thứ tự.

Cụ thể các điểm thay đổi quan trọng như:

  • Nhóm mẫu có ký hiệu "02" dành cho cá nhân tự khai thuế đối với tiền lương, tiền công.
  • Nhóm mẫu có ký hiệu "05" dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế từ tiền lương, tiền công.
  • Nhóm mẫu có ký hiệu "07" dành cho các mẫu đơn đề nghị của người nộp thuế (không bao gồm đơn đề nghị miễn giảm thuế).
  • • Nhóm mẫu có ký hiệu "09" dành cho các mẫu liên quan đến xác nhận về người phụ thuộc.

(Chi tiết vui lòng xem Phụ lục trong Thông tư 92/2015/TT-BTC hoặc Tóm tắt thay đổi biểu mẩu quan trọng đính kèm)

Hiệu lực thi hành

Thông tư 92/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 30/07/2015 và và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 trở đi.

2. TỔNG HỢP VỀ LAO ĐỘNG

Thông tư 23/2015/TT-BLDTBXH hướng dẫn Nghị định 05/2015/ND-CP chi tiết về tiền lương.

Ngày 23/6/2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 23/2015/TT- BLDTBXH (“Thông tư 23”) hướng dẫn một số điều về tiền lương của Nghị định 05/2015/ND- CP. Một trong những nội dung quan trọng là Thông tư 23 đã quy định rõ cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm của khoản 3 điều 93 Bộ luật lao động 2013 đối với đối tượng hưởng lương thời gian như sau:

(1) Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày thường, nhưng người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó:
Lương làm thêm giờ vào ban đêm  = (150%A + 30%A + 20% x 100%A) x số giờ làm việc ban đêm (h)
                  =  200%A x h

(2) Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày thường, nhưng người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó:
Lương tăng ca ban đêm = (150%A + 30% A + 20% x 150%A) x h = 210%A x h

(3) Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày nghỉ hàng tuần:
Lương tăng ca ban đêm = (200%A + 30% A + 20% x 200%A) x h = 270%A x h

(4) Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:
Lương tăng ca ban đêm = (300%A + 30% A + 20% x 300%A) x h
             =   390%A x h

Trong đó A là Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2015. Tuy nhiên, các chế độ tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Nghị định số 05/2015/ND-CP có hiệu lực thi hành, tức là từ ngày 01/03/2015.