Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất
Mục lục
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC , hàng hóa mua bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam thì được áp dụng thuế suất GTGT 0%
Như vậy, hàng hóa được hưởng thuế suất GTGT 0% theo điều khoản nêu trên phải đáp ứng điều kiện có điểm giao - nhận bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, trường hợp Công ty nhập khẩu hàng hóa để bán lại cho một doanh nghiệp nước ngoài khác, nhưng điểm giao - nhận hàng là tại cảng Việt Nam (trên lãnh thổ Việt Nam) thì không thuộc diện được áp dụng thuế suất GTGT 0%.
Theo hướng dẫn tại Công văn 10315/BTC-TCT ngày 25/7/2016, việc ngừng hoàn thuế GTGT hàng mua bán trong nước theo Luật số 106/2016/QH13 chỉ áp dụng đối với số thuế GTGT phát sinh từ kỳ tính thuế tháng 7/2016 (trường hợp kê khai theo tháng) hoặc từ quý 3/2016 (trường hợp kê khai theo quý).
Đối với số thuế GTGT phát sinh trước tháng 7/2016 hoặc trước quý 3/2016, nếu đáp ứng điều kiện hoàn thuế theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC thì vẫn được giải quyết hoàn thuế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015, trước khi chuyển đổi thành doanh nghiệp thông thường không hưởng chính sách DNCX, DNCX thực hiện xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan hải quan.
Trường hợp DNCX đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX và áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, nếu trước khi chuyển đổi DNCX đã thực hiện nộp thuế GTGT đầu vào cho TSCĐ, nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị nhập khẩu còn tồn kho và các tài sản này vẫn tiếp tục phục vụ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT của doanh nghiệp sau chuyển đổi thì được kê khai khấu trừ số thuế GTGT đầu vào đã nộp tương ứng với giá trị còn lại của tài sản.
Căn cứ theo tiết c.2.3 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC , trường hợp trong năm tính thuế, người nộp thuế chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh cho NPT hoặc đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho NPT sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi quyết toán thuế được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho NPT hoặc điều chỉnh lại mức giảm trừ từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và gửi kèm hồ sơ quyết toán thuế.
Trường hợp NNT đã khai đăng ký NPT gửi tổ chức trả thu nhập kê khai vào mẫu phụ lục Bảng kê thông tin người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh thì phải nộp hồ sơ chứng minh NPT cho tổ chức trả thu nhập trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký NPT. Quá thời hạn nộp hồ sơ theo quy định, nếu NNT không nộp hồ sơ chứng minh NPT sẽ không được giảm trừ cho NPT và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
Trường hợp tổ chức trả các khoản thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên cho các cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thuộc diện phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập, nhưng cá nhân có cam kết tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế của cá nhân. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ này vào Bảng kê mẫu số 05-2/BK-TNCN khi thực hiện khai quyết toán thuế và nộp cho cơ quan thuế theo quy định (chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch).
Trường hợp Công ty có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa Phương cấp tỉnh khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mà đơn vị trực thuộc này không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính (tại điểm c, d khoản 1 Điều 11, điểm c, d khoản 1 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC.)
Về thuế TNCN, tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC đã quy định rõ đơn vị nào trực tiếp trả thu nhập thì chịu trách nhiệm khấu trừ, khai nộp và quyết toán thuế TNCN. Theo đó, trường hợp Công ty ủy quyền cho Chi nhánh ký hợp đồng lao động với Người lao động nhưng Công ty là đơn vị trực tiếp trả lương thì Công ty phải có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC, dịch vụ đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến) thực hiện ở nước ngoài được miễn tính thuế nhà thầu.
Căn cứ vào quy định trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài để mua máy móc, thiết bị kèm dịch vụ đào tạo, vận hành, nếu có hồ sơ, chứng từ chứng minh dịch vụ đào tạo được thực hiện ở nước ngoài và giá trị đào tạo tách riêng với giá trị máy móc thì phần trị giá dịch vụ đào tạo được miễn tính thuế nhà thầu.
Theo công văn này, khi doanh nghiệp nước ngoài kí kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa cho công ty tại Việt Nam thì không phải là hoạt động nhượng quyền thương mại (thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại), cũng không phải là hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ (thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khoa học công nghệ) mà là hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng không phải là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ thì khoản doanh thu nhận được liên quan đến chuyển quyền sử dụng này sẽ phát sinh thuế nhà thầu. Bao gồm:
- Thuế TNDN: Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với thu nhập bản quyền là 10% căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC.
- Thuế GTGT: thuế suất thuế GTGT là 10% (nếu áp dụng theo phương pháp khấu trừ) hoặc tỷ lệ (%) thuế GTGT tính trên doanh thu tính thuế là 5% (nếu áp dụng theo phương pháp trực tiếp).
Theo quy định tại tiết b.1 khoản 3 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối với hàng hóa xuất khẩu được thanh toán theo hình thức cấn trừ vào khoản vay nợ nước ngoài thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thủ tục, hồ sơ sau đây mới được khấu trừ / hoàn thuế:
- Hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 1 năm) hoặc giấy xác nhận đăng ký khoản vay của NHNN (đối với những khoản vay trên 1 năm).
- Chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng.
- Hợp đồng xuất khẩu có quy định về phương thức thanh toán cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài.
- Bản xác nhận của phía nước ngoài về cấn trừ khoản nợ vay.
Trường hợp sau khi cấn trừ giá trị hàng hóa xuất khẩu vào khoản nợ vay của nước ngoài có chênh lệch thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT- BTC, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Nếu không lập hóa đơn theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp bị xử phạt theo điểm b khoản 4 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC, với mức phạt từ 10 -20 triệu đồng.