Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất
Mục lục
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 83/2013/NĐ-CP, về nguyên tắc, đối với người nộp thuế đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định 83/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, thì phải thông báo bổ sung, thời hạn chậm nhất ngày 31/12/2013.
Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng việc quy định điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT là tài khoản của bên mua và bên bán phải đăng ký/thông báo với cơ quan thuế tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC hoàn toàn phù hợp với quy định của Nghị định 83/2013/NĐ-CP nêu trên.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, đối với những trường hợp bên mua/bên bán chưa đăng ký tài khoản với cơ quan thuế chỉ là hành vi vi phạm thủ tục, không phải là căn cứ để không thực hiện hoàn thuế GTGT. Nếu qua kiểm tra xác định được giao dịch mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán là có thật; hóa đơn do người bán xuất cho người mua là hóa đơn hợp pháp; bên bán có khai thuế theo quy định thì người mua vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nếu đáp ứng các điều kiện khác về khấu trừ theo quy định.
Hành vi vi phạm hành chính đối với bên bán/bên mua chưa đăng ký/thông báo tài khoản với cơ quan thuế sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, điều 8, nghị định 129/2013-NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính Phủ.
Theo công văn này, Bộ tài chính yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố quán triệt đầy đủ, kịp thời đến từng doanh nghiệp về những nội dung mới, quan trọng của 05 văn bản sau:Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016; Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016; Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 và Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính.
Theo đó, từ ngày 01/07/2016 không được hoàn thuế GTGT đối với các trường hợp sau:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu: không hoàn thuế hàng hóa xuất khẩu không thực hiện xuất khẩu tại địa bàn hoạt động của hải quan; không hoàn thuế trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu; không hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên.
- Đối với dự án đầu tư: không hoàn thuế nếu cơ sở kinh doanh không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký; chưa đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ mua bán trong nước: tất cả hàng hóa, dịch vụ mua bán trong nước phát sinh từ 01/07/2016 không được hoàn thuế.
Ngoài ra, theo nội dung công văn, do thay đổi chính sách, rủi ro cao, do vậy đối với hàng hóa, dịch vụ mua bán trong nước phát sinh trước 1/7/2016 chưa khấu trừ hết thuế GTGT đầu vào, tuy được xét hoàn thuế nhưng toàn bộ hồ sơ sẽ bị phân loại vào diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
Theo đó, trường hợp Công ký hợp đồng với các ngân hàng thương mại để phát hành thẻ tín dụng cho một số cá nhân có cấp bậc nhất định trong Công ty nhằm thanh toán các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty kịp thời, thuận lợi. Bên cạnh đó, các khoản thanh toán phát sinh trên tài khoản thẻ tín dụng được Công ty đảm bảo hoàn trả và thực hiện thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng từ tài khoản của Công ty đã đăng ký với cơ quan thuế.
Nếu hình thức thanh toán qua thẻ tín dụng nêu trên được quy định cụ thể trong quy chế quản lý tài chính của Công ty thì được coi là đáp ứng điều kiện chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định để làm căn cứ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và được tính chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường hợp “Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường”
Đối với trường hợp doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác vay tiền, mượn tiền hoặc hỗ trợ vốn không lấy lãi hoặc với lãi suất 0%, cơ quan thuế sẽ kiểm tra quá trình hoạt động , việc góp vốn điều lệ, các khoản vay của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân nhận tiền để xác định những hoạt động, giao dịch đột biến, từ đó đánh giá những bất hợp lý trong việc cho vay, mượn tiền hoặc hỗ trợ vốn để xử lý về thuế theo quy định.
Theo thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH do bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 01/09/2016 hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
“Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2016. Tuy nhiên, các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Cũng liên quan đến điểm này, mức khống chế để không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với phụ cấp tiền ăn giữa ca cũng tăng lên 730.000đ/người/tháng (thay cho mức 680.000đ/người/tháng). Căn cứ vào thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN (điều 2, khoản g5), không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN đối với khoản sau:
“g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.”;
Căn cứ khoản 10, điều 4 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ 01/7/2013) thì:
“Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.”;
Do đó, từ 01/07/2013 khoản lương hưu mà người nước ngoài nhận được ở nước bản xứ (bao gồm cả lương hưu được trả bởi công ty) được miễn thuế TNCN tại Việt Nam.
Lưu ý: Trước 01/07/2013 chỉ được miễn thuế TNCN đối với khoản tiền lương hưu được trả bởi các tổ chức thành lập theo luật bảo hiểm của nước bản xứ.
Theo đó, trường hợp Công ty có nhập khẩu nguyên vật liệu (không kèm theo các dịch vụ) theo hợp đồng mà bên nước ngoài có thuê kho ngoại quan để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam thì giá trị hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu, trong đó tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 1% (thuế GTGT Công ty nộp theo quy định tại khâu nhập khẩu).
Ngày 04/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí môn bài; miễn lệ phí môn bài; mức thu và khai, nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Theo Nghị định này, từ 01/01/2017 trở đi, Chính phủ không thu Thuế môn bài nữa mà thu lệ phí môn bài.
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật; tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; tổ chức khác hoạt động sản xuất kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh. (điều 2)
Tuy nhiên, nếu thuộc quy định tại điều 3 thì được miễn lệ phí môn bài như: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp…
Mức thu lệ phí môn bài: (điều 4)
Mức thu lệ phí môn bài đối với TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH hàng hóa, dịch vụ như sau:
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Trường hợp người nộp thuế môn bài đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho các năm tiếp theo nếu không có thay đổi các yếu tố làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài phải nộp.
Ngày 10/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu lệ phí trước bạ, người nộp lệ phí trước bạ, căn cứ tính lệ phí trước bạ, ghi nợ, miễn lệ phí trước bạ, chế độ khai, thu, nộp và quản lý lệ phí trước bạ.
So với quy định hiện hành, Nghị định 140/2016 không có thay đổi về đối tượng chịu lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ.
Tuy nhiên, Nghị định có bổ sung nhiều trường hợp được miễn lệ phí trước bạ bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật đất đai từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
- Nhà ở, đất ở của hộ nghèo; nhà ở, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn, Tây Nguyên; nhà ở, đất ở của hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Tàu thủy, thuyền không có động cơ, trọng tải toàn phần đến 15 tấn; tàu thủy, thuyền có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa; tàu thủy, thuyền có sức chở người đến 12 người; tàu thủy, thuyền chở khách tốc độ cao và tàu thủy, thuyền vận tải công-ten-nơ.
- Nhà, đất của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; môi trường theo quy định của pháp luật đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phục vụ cho các hoạt động này.
- Nhà, đất của cơ sở ngoài công lập đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phục vụ cho các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 28 Điều 9.
- Nhà, đất của doanh nghiệp khoa học và công nghệ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật.
- Phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng sạch.
Nghị định 140/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2017.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định sau hết hiệu lực thi hành:
- Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ và Nghị định số 23/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 về lệ phí trước bạ;
- Quy định về khai, thu, nộp và quản lý lệ phí trước bạ tại Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
Theo đó, kể từ ngày 18/10/2016, khi có phát sinh giảm người tham gia BHYT, đơn vị phải kịp thời lập hồ sơ báo giảm gửi cơ quan BHXH ngay trong tháng đó mà không cần phải thu hồi thẻ BHYT như trước.
Tuy nhiên, nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng thì phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết tháng đó.
Ví dụ: Người lao động nghỉ ngày 28/10/2016, đơn vị báo giảm ngày 31/10/2016 thì không phải đóng BHYT tháng 11/2016 trở đi. Nếu báo giảm từ ngày 01/11/2016 đến ngày 30/11/2016 thì phải đóng BHYT tháng 11/2016 (thẻ BHYT có giá trị sử dụng trong tháng 11/2016).
Đối với tài sản là nhà hỗn hợp vừa sử dụng làm tài sản hoạt động của doanh nghiệp vừa để bán, cho thuê thì xử lý như sau:
- Doanh nghiệp phải xác định, tách riêng phần tài sản (diện tích) tài sản để bán, để cho thuê và không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao.
- Trường hợp không xác định, tách riêng được phần tài sản để bán, để cho thuê thì doanh nghiệp không hạch toán toàn bộ tài sản là TSCĐ và không được trích khấu hao
Bổ sung thêm Loại 6 vào điểm a khoản 1, Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC về phân loại TSCĐ hữu hình (trước đây có 6 loại, bây giờ là 7 loại): “Loại 6: Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng.”
Các tài sản ở Loại 6 không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 28/11/2016 và áp dụng từ năm tài chính 2016.