Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất
Mục lục
Theo quy định tại điểm c khoản 12 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi giải thể được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với các cơ sở giải thể đã phát sinh thuế GTGT đầu ra.
Đối với những cơ sở khi giải thể vẫn chưa phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động SXKD thì số thuế GTGT đầu vào của những hóa đơn mua hàng (như thuê văn phòng làm việc, tiền điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm ...) không được khấu trừ, hoàn thuế theo quy định tại khoản 1, điều 14, thông tư 219/2013/TT-BTC và điểm c, khoản 12, điều 1 thông tư 26/2015/TT-BTC.
Theo Công văn này, trường hợp doanh nghiệp được một Công ty ở nước ngoài ủy thác nhập khẩu hàng hóa gửi vào Kho ngoại quan sau đó xuất giao cho một Công ty nước ngoài khác, doanh nghiệp chỉ hưởng phí ủy thác, việc thanh toán do các bên nước ngoài tự thực hiện với nhau, nếu thực tế doanh nghiệp chỉ thực hiện dịch vụ ủy thác nhập, xuất khẩu cho Công ty nước ngoài gắn với việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì khoản tiền phí ủy thác nhận được này thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được điều kiện nêu tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC, một trong các điều kiện để áp dụng thuế suất GTGT 0% đối với hàng hóa bán vào khu phi thuế quan là phải mở tờ khai hải quan.
Trường hợp DNCX khi mua hàng hóa từ các nhà cung cấp nội địa, hộ kinh doanh cá thể để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng không mở tờ khai hải quan. Đối với các khoản chi này, nếu có hóa đơn hợp pháp theo quy định của pháp luật và các khoản chi đáp ứng đầy đủ điều kiện được khấu trừ theo quy định tại Điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC thì DNCX được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Tuy nhiên, khi bán hàng hóa vào khu phi thuế quan, nhưng không làm thủ tục hải quan thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (NĐ 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013).
Cũng cần lưu ý rằng căn cứ Điều 16, Khoản 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì những trường hợp xuất khấu sau không cần tờ khai hải quan:
+ Dịch vụ xuất khẩu
+ Xuất khẩu phần mềm qua phương tiện điện tử (tải trực tiếp trên mạng). Trường hợp này bên mua phải xác nhận đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử
+ Xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.
+ Cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay).
Cũng theo công văn này, Bộ Tài Chính cho phép trường hợp doanh nghiệp đóng góp phí hội viên vào quỹ của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM (JBAH) nếu không vượt quá mức quy định của Hiệp hội và có phiếu thu có đóng dấu của Hiệp hội cho doanh nghiệp thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Về Thuế TNCN: Cá nhân đại diện doanh nghiệp tham gia Hiệp hội không phải nộp thuế TNCN đối với khoản phí hội viên hàng năm mà doanh nghiệp đóng góp cho quỹ của Hiệp hội. Tuy nhiên, nếu cá nhân này có nhận bất kỳ khoản thu nhập bằng tiền hay lợi ích nào từ Hiệp hội thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định.
Hiện nay, Thông tư số 111/2013/TT-BTC chỉ quy định các khoản được miễn hoặc giảm trừ khi tính thuế TNCN bao gồm:
các khoản phụ cấp, trợ cấp nêu tại khoản 2 Điều 2;
các khoản thu nhập miễn thuế nêu tại Điều 3;
các khoản giảm trừ gia cảnh nêu tại Điều 9.
Đối với khoản phí tham gia công đoàn phải đóng bằng 1% lương (phần do người lao động đóng) không thuộc đối tượng được miễn, được giảm trừ tại các điều khoản nêu trên. Do đó, khoản phí công đoàn này không được giảm miễn, giảm trừ khi tính thuế TNCN.
Theo công văn này, trường hợp tại hợp đồng lao động ký với người nước ngoài có thỏa thuận khoản chi phí xin giấy phép lao động thuộc trách nhiệm của Công ty và khoản chi này có chứng từ hợp pháp ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của Công ty thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động.
Theo công văn này, khi doanh nghiệp nước ngoài kí kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu cho công ty tại Việt Nam thì không phải là hoạt động nhượng quyền thương mại (thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại), cũng không phải là hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ (thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khoa học công nghệ) mà là hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng không phải là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ thì khoản doanh thu nhận được liên quan đến chuyển quyền sử dụng này sẽ phát sinh thuế nhà thầu. Bao gồm:
- Thuế TNDN: Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với thu nhập bản quyền là 10% căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC.
- Thuế GTGT: thuế suất thuế GTGT là 10% (nếu áp dụng theo phương pháp khấu trừ) hoặc tỷ lệ (%) thuế GTGT tính trên doanh thu tính thuế là 5% (nếu áp dụng theo phương pháp trực tiếp).
Đối với các trường hợp phát sinh trước thời điểm công văn này ban hành mà đã kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN khác với nội dung hướng dẫn tại công văn này thì không phải điều chỉnh lại. Trường hợp chưa kê khai, hoặc đã kê khai nhưng chưa nộp thuế GTGT, TNDN thì thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo hướng dẫn tại công văn này.
Căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 2705/BKHDT-DKKD ngày 12/4/2016, trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động các chi nhánh, VPĐD, địa điểm kinh doanh mà chưa đăng ký MST thì doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ xin chấm dứt hoạt động tại Phòng ĐKKD – Sở KHĐT theo quy định tại Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP; đơn vị không phải làm thủ tục đăng ký cấp MST để chấm dứt hoạt động.
Việc xác nhận chi nhánh, VPĐD, địa điểm kinh doanh chưa đăng ký MST sẽ được thực hiện giữa cơ quan Thuế và Phòng ĐKKD – Sở KHĐT; vì vậy, doanh nghiệp không cần thiết phải xin giấy xác nhận này để nộp trong hồ sơ chấm dứt hoạt động.
Căn cứ khoản 4 Điều 54 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì “Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu” là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Do đó, thủ tục nhập khẩu được thực hiện như thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu.
Về chính sách thuế, theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Theo quy định tại điểm c khoản 7 điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC, đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu (SXXK), nếu phải nhập khẩu trở lại Việt Nam và không tái xuất thì số nguyên liệu của hàng hóa này không được hoàn thuế nhập khẩu. Riêng thuế giá trị gia tăng, chỉ phải nộp khi bán hàng hóa bị trả lại trong nội địa theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC.
Do đó, trường hợp Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa được sản xuất từ:
Tất cả đều không thuộc các trường hợp miễn thuế, hoàn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, Doanh nghiệp không phải bị truy nộp thuế GTGT (do tiêu hủy, không bán ra).
Theo Nghị định này, kể từ ngày 01/01/2017, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh như sau:
- Vùng I : từ 3.500.000 lên 3.750.000 đồng/tháng.
- Vùng II : từ 3.100.000 lên 3.320.000 đồng/tháng.
- Vùng III : từ 2.700.000 lên 2.900.000 đồng/tháng.
- Vùng IV : từ 2.400.000 lên 2.580.000 đồng/tháng.
Cũng lưu ý là mức lương tối thiểu vùng này là mức thấp nhất trả cho người lao động làm những công việc giản đơn, đối với người lao động phải qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương tối thiểu phải cộng thêm ít nhất 7%.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017, thay thế Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015.