Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất
Mục lục
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, kể từ ngày 1/7/2016, hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu không được hoàn thuế GTGT, chỉ được khấu trừ cho đến hết.
Theo tiết a khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hàng hóa bán vào khu phi thuế quan (DNCX) cũng là hàng hóa xuất khẩu.
Trường hợp từ ngày 01/7/2016 Công ty thực hiện nhập khẩu hàng hóa là máy móc, thiết bị từ nước ngoài sau đó Công ty bán hàng hóa nhập khẩu cho các doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam (xuất khẩu) thì số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, Công ty không được hoàn thuế mà thực hiện khấu trừ thuế GTGT theo quy định.
Trường hợp từ ngày 01/7/2016 Công ty thực hiện mua hàng hóa là máy móc, thiết bị do công ty trong nước nhập khẩu sau đó Công ty bán lại cho các doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam (xuất khẩu) thì cũng không thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT theo quy định.
Căn cứ Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
“8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho”
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”
Căn tình hình thực tế, Công ty đã được Cục Thuế kiểm tra trước hoàn thuế sau tại trụ sở Công ty từ kỳ tính thuế tháng 01/2016 đến tháng 4/2016
Như vậy, trong kỳ hoàn thuế GTGT từ tháng 5/2016 đến tháng 02/2017, Công ty kê khai khấu trừ, hoàn thuế các hóa đơn phát sinh từ tháng 01/2016 đến tháng 4/2016 là không đúng quy định tại Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên. Công ty không đủ điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đối với số thuế GTGT đầu vào kê khai không đúng quy định này.
Số thuế GTGT không được khấu trừ, hoàn thuế Công ty kê khai điều chỉnh bổ sung theo quy định tại khoản 5, Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Căn cứ khoản 2, Điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 về thuế TNCN
Căn cứ khoản 1 Điều 4 và Điều 10 nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 về luật lao động
Theo đó, trường hợp các khoản chi phí làm thẻ tạm trú, visa cho lao động nước ngoài do Công ty chi trả thay cho NLĐ thì các khoản này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và kê khai nộp thuế theo quy định.
Trường hợp Công ty thuê NLĐ nước ngoài thì Công ty có trách nhiệm đề nghị cấp Giấy phép lao động, nên chi phí làm Giấy phép lao động do Công ty chi trả sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế của NLĐ.
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2016/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC(đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) về khoản chi khấu hao không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Căn cứ Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định về thu nhập khác.
Căn cứ khoản 1, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Theo đó, trường hợp Công ty có tài sản cố định nhưng do sản xuất không hiệu quả, Công ty tạm ngưng sản xuất, như vậy tài sản cố định hiện không phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng không thuộc thời gian tạm dừng để sửa chữa, bảo trì theo kế hoạch nên Công ty không thực hiện trích chi phí khấu hao tài sản cố định này đối với mục đích tính thuế TNDN.
Trường hợp Công ty ngừng sản xuất, thanh lý tài sản thì không thực hiện trích chi phí khấu hao đối với mục đích thuế TNDN trong khi chờ thanh lý tài sản. Giá chuyển nhượng tài sản này phải phù hợp với giá giao dịch thông thường trên thị trường vào thời điểm chuyển nhượng. Phần giá trị còn lại được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp do Công ty tạm ngưng hoạt động nên tồn nguyên liệu, thành phẩm tồn kho cần thanh lý thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT theo giá bán thỏa thuận và kê khai thuế GTGT theo quy định.
Nếu giá bán thỏa thuận đã kê khai nhưng khi kiểm tra thuế phát hiện không phù hợp thì cơ quan thuế sẽ ấn định thuế theo qui định. Số thuế GTGT đầu vào liên quan đến hàng hóa thanh lý nêu trên Công ty được kê khai khấu trừ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 10, Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính; đồng thời ghi nhận khoản thu nhập này vào thu nhập khác khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Văn bản trả lời một số vướng mắc liên quan đến thủ tục thuế khi di dời địa điểm Chi nhánh sang địa phương khác, gồm: thời điểm thay đổi trụ sở của Chi nhánh, nghĩa vụ quyết toán thuế, thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế và lưu ý khi sử dụng hóa đơn.
Theo đó, thời điểm thay đổi địa chỉ trụ sở của Chi nhánh được xác định là thời điểm chuyển địa điểm ghi trên thông báo mẫu số 09-MST (điểm b khoản 3 Điều 15 Thông tư 95/2016/TT-BTC)
Chi nhánh không phải quyết toán thuế TNDN trước khi chuyển trụ sở nếu thời điểm dời trụ sở không trùng với thời điểm quyết toán năm (khoản 3 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC )
Ngoài ra, Chi nhánh cũng không phải làm thủ tục thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế tại nơi chuyển đến, chỉ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thông tin tại cơ quan ĐKKD (điểm b khoản 3 Điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC).
Về hóa đơn, trong thời gian chờ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, nếu Chi nhánh có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ thì được phát hành theo địa chỉ cũ. Sau khi được cấp lại giấy chứng nhận theo địa chỉ mới thì được đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC
Nội dung xoay quanh vấn đề dự thảo Nghị định về hóa đơn (sửa đổi) mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý, chuẩn bị trình Chính phủ, từ năm 2018, cơ quan thuế thực hiện đặt in hóa đơn để bán cho các doanh nghiệp mới thành lập, hộ, cá nhân kinh doanh; hạn chế các đối tượng đặt in, tự in hóa đơn.
Hạn chế đối tượng đặt in, tự in hóa đơn
Theo dự thảo Bộ Tài chính vừa công bố, Nghị định về hóa đơn (sửa đổi) vẫn tồn tại song song hai loại hình hóa đơn, đó là hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử. Bộ Tài chính cho rằng, nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại cả hai loại hình hóa đơn trên. Hóa đơn giấy thường được các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng bán lẻ, một số đơn vị cung cấp dịch vụ đặc thù (dịch vụ xem phim, dịch vụ vận chuyển hành khách...) sử dụng, do đó dự thảo đề xuất vẫn để tồn tại song song hai loại hình hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, để phát triển mở rộng việc sử dụng hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính cho rằng cần hạn chế các đối tượng đặt in, tự in hóa đơn.
Thêm đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử
Tại Dự thảo, Bộ Tài chính cũng đề xuất, ngoài những doanh nghiệp đã áp dụng HĐĐT theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC (tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; tổ chức cung cấp giải pháp hỗ trợ việc khởi tạo, truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu của hóa đơn điện tử giữa người bán hàng và người mua hàng; cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử), còn mở rộng thêm đối tượng áp dụng.
Ngày 19 tháng 06 năm 2017, Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) sửa đổi sắp sửa có hiệu lực. Luật gồm 6 Chương, 60 Điều đã sửa đổi căn bản những vấn đề hạn chế trong bộ luật cũ. Dưới đây là điểm cần lưu ý nhất trong Bộ luật sửa đổi này liên quan đến cơ chế bắt buộc đăng ký một số hinh thức CGCN, cụ thể như sau:
“Điều 31. Đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định tại Điều 23 của Luật này; trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
.....”
(Theo quy định cũ tại Điều 6 Nghị định 133/2008/NĐ-CP thì Hợp đồng CGCN không bắt buộc phải đăng ký, nhưng các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền đăng ký nếu có nhu cầu)
Dưới góc độ thuế TNDN, việc không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ với những trường hợp bắt buộc có thể ảnh hưởng đến việc ghi nhận chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN đối với những chi phí có liên quan.
Thông tư hướng dẫn thực hiện qua mạng các thủ tục sau:
1. Chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài;
2. Cấp mới, cấp lại giấy phép lao động;
3. Xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, khi cần thực hiện các thủ tục nêu trên, doanh nghiệp truy cập vào địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn để nộp tờ khai và hồ sơ.
Đối với các giấy tờ ở dạng chứng từ giấy thì phải chuyển đổi sang chứng từ điện tử dạng pdf, doc, docx hoặc jpg trước khi nộp.
Thời hạn nộp hồ sơ: trước ít nhất 20 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài (đối với thủ tục chấp thuận); trước ít nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày lao động nước ngoài bắt đầu làm việc (đối với thủ tục cấp giấy phép) và trước ít nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm (đối với thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động).
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2017.
Quy chế này quy định về hình thức, nội dung phối hợp giữa Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan trong kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách về tài chính doanh nghiệp tại các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, Cục Tài chính doanh nghiệp (thuộc Bộ Tài chính) sẽ chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan như Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách thuế, Vụ Đầu tư, Thanh tra Bộ Tài chính... để kiểm tra định kỳ hàng năm và kiểm tra đột xuất tình hình thực hiện chính sách tài chính tại các doanh nghiệp FDI
Nội dung kiểm tra bao gồm 08 vấn đề sau:
1. Trị giá tài sản góp vốn của các bên (giá trị quyền sử dụng đất; giá trị tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà xưởng...; tài sản cố định vô hình,...)
2. Việc sử dụng đúng mục đích về hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu.
3. Tình hình thực hiện các khoản nợ (vay ngân hàng, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp,...)
4. Trích lập, sử dụng các khoản dự phòng, khấu hao tài sản cố định, hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
5. Việc phân chia lợi nhuận đối với phần vốn góp của nhà nước trong tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
6. Tình hình bảo toàn vốn góp của tổ chức kinh tế, dự án có vốn nhà nước.
7. Tình hình chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng dự án của các bên góp vốn trong doanh nghiệp.
8. Tình hình thực hiện các cam kết đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi về tài chính, hỗ trợ đầu tư (không bao gồm ưu đãi về thuế) sau khi dự án đi vào hoạt động.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.