Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất
Mục lục
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính quy định về thuế suất 0%:
“Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm tại nước ngoài”
Tại Khoản 2 Điều 9 quy định điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
“a, Đối với hàng hóa xuất khẩu:
...
+ Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
Tại Khoản 4 Điều 17 quy định điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu.
“Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hóa được coi như xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.”
Theo đó:
Trường hợp Công ty hợp tác để xuất khẩu hàng hóa trưng bày, triển lãm quảng bá sản phẩm tại nước ngoài, sau đó hàng hóa được để lại dưới dạng quà tặng, không thanh toán tiền, không nhập khẩu về Việt Nam thì khi xuất khẩu, công ty sử dụng hóa đơn thương mại theo quy định.
Trường hợp có xác nhận của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu để trưng bày, triển lãm tại nước ngoài, sau đó không nhập khẩu số hàng hóa này về Việt Nam mà để lại tại nước ngoài dưới dạng quà tặng không thu tiền thì công ty không phải tính thuế GTGT đầu ra, nhưng cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Về hóa đơn:
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC , khi điều chuyển tài sản cho bên nhận sáp nhập, doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn và khai nộp thuế GTGT. Thay vào đó, chỉ cần lập lệnh điều chuyển kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.
+ Về quyết toán thuế TNDN:
Bên bị sáp nhập phải quyết toán thuế TNDN đến thời điểm sáp nhập và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế theo Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC. Trong đó, số liệu quyết toán phải được căn cứ theo giá trị sổ sách hiện hữu, không phải đánh giá lại tài sản.
+ Về đánh giá lại, khấu hao TSCĐ:
Đối với bên nhận sáp nhập, doanh nghiệp được phép đánh giá lại tài sản để ghi nhận vào sổ sách. Phần chênh lệch tăng hoặc giảm giữa số tiền đã bỏ ra để mua lại doanh nghiệp bị sáp nhập so với giá trị tài sản đánh giá lại thì được tính tăng hoặc giảm hết một lần vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế. Đồng thời, doanh nghiệp được trích khấu hao hoặc phân bổ dần chi phí đối với tài sản nhận sáp nhập theo trị giá đánh giá lại (Điều 2 Thông tư 151/2014/TT-BTC).
+ Về chi phí lãi vay:
Về chi phí lãi vay để mua lại doanh nghiệp khác, nếu phát sinh trước năm 2015 thì được tính vào giá mua của phần vốn khi chuyển nhượng vốn đầu tư. Ngược lại, nếu phát sinh từ năm 2015 thì được hạch toán vào chi phí hợp lý nếu đáp ứng đủ điều kiện tại điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Vừa qua, Bộ tài chính có tờ trình chính phủ về việc đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên (dự án Luật) có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019.
Một trong những điểm nổi bật đáng chú ý của Dự Luật là về việc khống chế chi phí trả lãi tiền vay đối với các doanh nghiệp. Theo đó, chi phí trả lãi tiền vay đối với phần vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định (tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu) không được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Cụ thể là, chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu (5:1) đối với lĩnh vực sản xuất, vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu (4:1) đối với các lĩnh vực còn lại, riêng các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì tỷ lệ này không quá 12 lần vốn chủ sở hữu; đối với một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp đã có quy định của pháp luật về tỷ lệ tối thiểu vốn chủ sở hữu trên tổng vốn đầu tư thì thực hiện theo quy định đó.
Luật thuế TNDN hiện hành không có quy định khống chế khoản chi phí lãi tiền vay không được trừ vào chi phí đối với trường hợp khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu, dẫn đến tình trạng vốn mỏng, doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn đi vay, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu rất ít. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, thương mại, dịch vụ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ trong khi doanh thu luôn tăng trưởng qua các năm và doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗ của doanh nghiệp một phần là do chi phí tài chính (chi phí trả lãi tiền vay vốn cho công ty mẹ ở nước ngoài) quá lớn. Theo số liệu tổng hợp 9.400 doanh nghiệp FDI cả nước, nếu xét trên chỉ tiêu Vốn vay/Vốn chủ sở hữu thì hệ số này của tất cả các các ngành là 0,57 lần, của ngành thương mại là 1,8 lần.
Do đó, quy định này của Dự luật nhằm đảm bảo lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp và của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu kinh tế và chống chuyển giá.
Theo công văn này, nếu trong kỳ tính thuế Công ty có phát sinh lợi nhuận, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế TNDN, Công ty không có một khoản nợ thuế nào khác và sau đó Công ty có chia cổ tức cho 02 cổ đông là tổ chức nước ngoài và cá nhân thì:
+ Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài:
Công ty thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu quy định tại Thông tư số 186/2010/TT-BTC trước khi thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ít nhất là 07 ngày làm việc.
+ Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
Trước khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn tại mức 5% (trừ trường hợp cá nhân tự kê khai)
Căn cứ luật:
Căn cứ Khoản 1, Điều 3; khoản 1, khoản 3, Điều 4; Điều 5 Thông tư số 186/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Căn cứ Khoản 1, Điều 25, Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính về thuế thu nhập cá nhân
Theo công văn này, trường hợp Công ty thuê văn phòng tại một tòa nhà, có sử dụng chung đồng hồ nước với đơn vị khác thì khi đơn vị này thu lại tiền nước đã đóng thay cho Công ty phải xuất hóa đơn, tính thuế GTGT với thuế suất 5%.
Hóa đơn này là căn cứ để Công ty kê khai khấu trừ thuế và hạch toán chi phí đối với tiền nước.
Căn cứ luật
+ Căn cứ thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của BTC hướng dẫn về thuế GTGT
+ Căn cứ điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thuế TNDN
+ Căn cứ điềm b, khoản 1. điều 16 thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của BTC hướng dẫn về việc lập hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ
Theo đó, mức lương cơ sở tăng từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng (tăng thêm 90.000 đồng/tháng).
Với việc tăng lương cơ sở, mức trần đóng BHXH sẽ tăng từ mức 26 triệu/tháng lên 27,8 triệu/tháng. Phụ cấp thai sản (2 tháng lương cơ sở) cũng tăng từ 2,6 triệu lên 2,78 triệu
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018
Từ 2005 đến nay, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng như sau:
- Từ 02/01/2005 : 290.000 đ, Nghị định số 203/2004/NĐ-CP
- Từ 01/10/2005 : 350.000 đ, Nghị định số 118/2005/NĐ-CP
- Từ 01/01/2006 : 450.000 đ, Nghị định số 94/2006/NĐ-CP
- Từ 01/01/2008 : 540.000 đ, Nghị định số 166/2007/NĐ-CP
- Từ 01/05/2009 : 650.000 đ, Nghị định số 33/2009/NĐ-CP
- Từ 10/05/2010 : 730.000 đ, Nghị định số 28/2010/NĐ-CP
- Từ 01/05/2011 : 830.000 đ, Nghị định số 22/2011/NĐ-CP
- Từ 01/05/2012 : 1.050.000 đ, Nghị định số 31/2012/NĐ-CP
- Từ 01/07/2013 : 1.150.000 đ, Nghị định 66/2013/NĐ-CP
- Từ 01/05/2016 : 1.210.000 đ, Nghị định 47/2016/NĐ-CP
- Từ 01/07/2017 : 1.300.000 đ, Nghị định 47/2017/NĐ-CP
- Từ 01/07/2018 : 1.390.000 đ