Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất
Mục lục
Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP, việc nộp lệ phí môn bài hàng năm là bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam (Điều 2, Điều 3)
Bằng bản tin này, Chúng tôi muốn nhắc nhở Quý khách hàng (các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động) về việc nộp lệ phí môn bài cho năm 2019.
(Riêng doanh nghiệp mới thành lập, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Chúng tôi để được tư vấn thêm)
Hạn nộp: 30/01/2019
1. Đối tượng nộp
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật; tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; tổ chức khác hoạt động sản xuất kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp Văn phòng đại diện (của thương nhân nước ngoài hoặc thương nhân việt nam) tại Việt Nam không hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.
2. Mức nộp
a. Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
b. Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
c. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Tiểu mục nộp
a. Tiểu mục 2862, nếu nộp lệ phí môn bài mức (bậc) 1.
b. Tiểu mục 2863, nếu nộp lệ phí môn bài mức (bậc) 2.
c. Tiểu mục 2864, nếu nộp lệ phí môn bài mức (bậc) 3.
Trường hợp Công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, Công ty chưa có đủ căn cứ để chứng minh thông tin tài khoản chuyển tiền của người mua bên nước ngoài như tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản là phù hợp với thông tin trên hợp đồng, phụ lục mua bán đã ký kết thì Công ty chưa đủ điều kiện để khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với các chi phí liên quan. Cơ quan thuế tạm thời chưa xét hoàn thuế cho các trường hợp này và chờ người nộp thuế bổ sung thêm thông tin.
Trường hợp vì lý do bảo mật, Ngân hàng nước ngoài không cung cấp thông tin tài khoản chuyển tiền của người mua bên nước ngoài cho Ngân hàng nhận tiền ở Việt Nam, thì Công ty phải đề nghị người mua bên nước ngoài yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cung cấp thông tin này. Khi có xác nhận của Ngân hàng ở Việt Nam về thông tin cụ thể tài khoản chuyển chuyển tiền có liên quan, Công ty bổ sung hồ sơ để tiếp tục xem xét hoàn thuế theo quy định.
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài, theo thỏa thuận, doanh nghiệp nước ngoài đặt doanh nghiệp Việt Nam gia công hàng hóa và phạm vi thực hiện của Công ty bao gồm hai hoạt động tách biệt như sau:
(1) Quản lý, đôn đốc, giám sát quá trình gia công các đơn hàng tại nhà máy ở Việt Nam;
(2) Kiểm định chất lượng đối với hàng hóa đã hoàn tất gia công trước khi xuất khẩu cho doanh nghiệp nước ngoài
Thuế GTGT áp dụng trong trường hợp này như sau:
(1) Đối với dịch vụ quản lý, đôn đốc, giám sát quá trình gia công các đơn hàng tại nhà máy ở Việt Nam là dịch vụ thực hiện và tiêu dùng tại Việt Nam, công ty lập hóa đơn GTGT với thuế suất GTGT 10%.
(2) Đối với dịch vụ kiểm tra chất lượng, phân tích kỹ thuật sản phẩm trước khi xuất khẩu để cung cấp cho tổ chức nước ngoài (tiêu dùng ngoài Việt Nam) thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Về nguyên tắc, các hoạt động đáp ứng quy trình, các điều kiện về xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT, Nghị định 71/2007/NĐ-CP và sản phẩm của Công ty sản xuất thuộc Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT thì được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.
Theo Cục Thuế TP. Hà Nội, dịch vụ thiết kế website không phải là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm, do đó không được ưu đãi thuế TNDN theo Điều 11, Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Trường hợp các dịch vụ của Công ty đáp ứng điều kiện là dịch vụ phần mềm thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi cung ứng trong nước và hưởng thuế GTGT 0% khi xuất khẩu.
Trường hợp Công ty Việt Nam sử dụng “Giải pháp bảo vệ thương hiệu tích hợp” của Tập đoàn nước ngoài để in nhãn đính vào sản phẩm của khách hàng, tức là sử dụng phần mềm dựa trên nền tảng mã vạch để truy xuất dãy số seri nhằm phân biệt các nhãn mác khác nhau trên bao bì sản phẩm nhằm theo dõi, kiểm soát, nhận diện thương hiệu, bảo vệ thương hiệu; vận chuyển, tiếp thị, theo dõi, kiểm soát hàng tồn kho cho khách hàng là chủ thương hiệu thì thu nhập của Tập đoàn nước ngoài từ việc cung cấp “Giải pháp bảo vệ thương hiệu tích hợp” này là thu nhập từ bản quyền phần mềm và thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu với tỷ lệ:
+ 10% thuế TNDN và
+ Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Việc tăng mức lương tối thiểu vùng sẽ tác động đến mức trần đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019 và thay thế cho Nghị định 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017