Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất
Mục lục
Theo công văn này, trường hợp công ty phát sinh các khoản chi phí, chi phí khấu hao TSCĐ không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty hoặc đất đai, TSCĐ không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của công ty (trừ TSCĐ thuê tài chính) thì Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế của Công ty.
Theo hướng dẫn tại công văn này, trường hợp Công ty ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì Công ty có nghĩa vụ xuất hoá đơn giao cho khách hàng và hạch toán doanh thu theo đúng thời điểm và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Trường hợp khách hàng yêu cầu Công ty lập hoá đơn cho bên thứ ba để phân bổ một phần chi phí sử dụng dịch vụ cho bên thứ ba trong cùng tập đoàn của khách hàng là không phù hợp.
Theo khoản 1, điều 9, thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính, các cá nhân không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng được đăng ký người phụ thuộc bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 5, điều 4, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/03/2013 của Chính phủ định nghĩa: “Người sống cô đơn không nơi nương tựa là người sống độc thân, không có hoặc không còn thân nhân.”
Vì vậy theo công văn này, trường hợp người lao động làm việc tại Công ty đăng ký người phụ thuộc là cô, dì, chú, cậu, bác ruột vẫn có người thân là anh, chị, em ruột, con có đủ khả năng nuôi dưỡng thì không được coi là người không nơi nương tựa. Do đó không có căn cứ để tính giảm trừ người phụ thuộc đối với trường hợp này.
Ngoài ra, theo khoản 1, điều 9, thông tư 111/2013/TT-BTC, các cá nhân không nơi nương tựa để được đăng ký là người phụ thuộc phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Liên quan đến việc quyết toán thuế TNCN năm 2019, Công văn lưu ý một số điểm sau:
- Thu nhập chịu thuế phải quyết toán năm 2019 là tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân thực nhận từ 01/01/2019 đến 31/12/2019.
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN năm 2019 vẫn xác định theo Danh mục ban hành tại Công văn số 1381/TCT-TNCN ngày 24/04/2014.
- Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú thì thời điểm bắt đầu tính thuế TNCN sẽ căn cứ vào ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam cho mục đích làm việc phát sinh thu nhập tại Việt Nam ghi trên hợp đồng hoặc văn bản cử sang Việt Nam.
- Trường hợp cá nhân cư trú là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập thì nghĩa vụ thuế TNCN được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc Hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
- Người nộp thuế phải cam kết và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với thông tin kê khai thu nhập của người phụ thuộc
- Đối với người phụ thuộc không nơi nương tựa, chỉ được giảm trừ nếu có đăng ký chậm nhất vào ngày 31/12/2019, nếu đăng ký sau ngày 31/12/2019 thì không được giảm trừ cho năm 2019.
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN 2019 chậm nhất là ngày 30/3/2020, riêng các cá nhân có yêu cầu hoàn thuế có thể nộp sau thời điểm này.
Căn cứ điều 2, thông tư số 119/2014/TT-BTC (sửa đổi bổ sung thông tư 111/2013/TT-BTC) thì thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nơi nhận thu nhập.
Vì vậy, theo công văn này, trường hợp cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương phát sinh tại Việt Nam, nhưng nhận tại nước ngoài phải khai thuế theo quý với mức thuế suất 20%.
So với nghị định 139/2016/NĐ-CP, nghị định này bổ sung thêm một số trường hợp được miễn lệ phí môn bài như sau:
- Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
+ Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
+ Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của các tổ chức này được thành lập trong thời gian các tổ chức này được miễn lệ phí môn bài.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (cùng với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa này) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa lần đầu.
- Miễn lệ phí môn bài đối với cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2020.