Quý khách hàng có thể sử dụng file PDF bên tay phải để lưu trữ và in ấn bản tin.
Cần phiên bản Adobe Reader cập nhật mới nhất
Mục lục
Theo công văn này, trường hợp công ty có thuê nhân viên để phục vụ cho dự án công ty (không phải người lao động công ty), công ty chi trả tiền thù lao cho nhân viên nói trên theo hình thức Phiếu mua hàng thì khoản thu nhập này có tính chất tiền lương, tiền công. Khi chi trả nếu có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
I. Cách xác định doanh thu tính thuế, kỳ tính thuế và số thuế được giảm thực hiện như sau:
1. Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.
2. Tổng doanh thu năm 2020 là tổng doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN năm 2020 của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.
+) Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 hoạt động không đủ 12 tháng:
Tổng DT năm 2020 = Tổng DT thực tế : Số tháng thực tế hoạt động SX, KD x 12 tháng.
+) Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong tháng thì thời gian hoạt động được tính đủ tháng.
3. Trường hợp doanh nghiệp dự kiến tổng doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN năm 2020 không quá 200 tỷ đồng thì doanh nghiệp xác định tạm nộp hàng quý bằng 70% số thuế TNDN phải nộp của quý.
4. Kết thúc kỳ tính thuế TNDN năm 2020, trường hợp tổng doanh thu năm 2020 của doanh nghiệp không quá 200 tỷ đồng thì doanh nghiệp thực hiện kê khai giảm thuế TNDN của năm 2020 khi quyết toán thuế TNDN.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm quy định tại Nghị định này được tính trên số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, sau khi đã trừ đi số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi.
5. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch, trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo năm tài chính.
6. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập là năm 2019 hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản là năm 2021 có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế TNDN năm 2020 để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc xác định tổng doanh thu và số thuế được giảm trong trường hợp này chỉ áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 (12 tháng).
II. Việc kê khai giảm thuế đối với quy định tại nghị định này thực hiện sau:
Doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN được giảm.
Khi lập hồ sơ khai thuế, doanh nghiệp kê khai số thuế TNDN được giảm trên các mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) và trên Phụ lục thuế TNDN được giảm theo Nghị quyết số 116/2020/QH14 ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN của kỳ tính thuế năm 2020 hoặc thực hiện quyết định sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền làm tăng số thuế TNDN phải nộp thì số thuế tăng thêm được giảm 30% theo quy định của Nghị định này.
III. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày nghị quyết 116/2020/QH14 có hiệu lực (tức là ngày 03/08/2020).
1. Trường hợp DNCX nhận gia công cho DNCX khác:
1.1. Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Hàng hóa đưa đi gia công trong trường hợp này không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.2. Về thuế GTGT đối với dịch vụ gia công của DNCX cung cấp cho DNCX khác:
Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
2. Trường hợp DNCX nhận gia công cho DN nội địa:
2.1. Đối với DN nội địa:
- Về thuế nhập khẩu:
DN nội địa phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu đối với thành phẩm nhận về.
Giá tính thuế = Tiền thuê gia công + Trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do phía nước ngoài cung cấp (theo hợp đồng gia công)
(*) Không tính vào trị giá hải quan sản phẩm sau gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu mà DN nội địa đưa đi gia công tại DNCX theo hợp đồng gia công.
(Khoản 3, điều 17, thông tư 39/2015/TT-BTC)
- Về thuế GTGT:
DN nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT theo giá tính thuế GTGT quy định tại khoản 2, điều 7, thông tư 219/2013/TT-BTC:
Giá tính thuế = Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế TTĐB (nếu có) + Thuế BVMT (nếu có)
2.2. Đối với DNCX:
- Về thuế GTGT đối với dịch vụ gia công của DNCX cung cấp cho DN nội địa:
Nếu hoạt động gia công của DNCX thuộc hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định tại khoản 7, điều 30, Nghị định 82/2018/NĐCP thì DNCX hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động gia công nêu trên với thuế suất thuế GTGT 10%.
Theo công văn này, Tổng Cục Thuế yêu cầu Cục Thuế tỉnh Quảng Trị xử lý hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu có chi phí vận chuyển không phù hợp với lịch trình vận chuyển hàng hóa căn cứ theo Công văn số 10492/BTC-TCT ngày 30/07/2015 của Bộ Tài Chính về tăng cường công tác quản lý hoàn thuế GTGT.
Căn cứ Công văn số 10492/BTC-TCT, không thực hiện hoàn thuế đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu qua cửa khẩu chính, phụ, đường mòn, lối mở biên giới đất liền,…không có hoặc có nhưng không đảm bảo tính phù hợp giữa các chứng từ sau:
・ Hợp đồng xuất khẩu;
・ Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của cơ quan Hải quan;
・ Hóa đơn xuất khẩu/hóa đơn GTGT;
・ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa mua vào, hàng hóa xuất khẩu;
・ Chứng từ chứng minh vận tải.
Theo công văn này, trường hợp Công ty Việt Nam (sau đây gọi tắt là người bán) mua hàng hóa từ nhà cung cấp nước ngoài với điều kiện giao hàng tại cảng/sân bay Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà bán lại cho khách hàng là doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là người mua) với điều kiện giao hàng tại cảng/sân bay Việt Nam và người mua là người làm thủ tục hải quan nhập khẩu và nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) ở khâu nhập khẩu thì hoạt động bán hàng hóa nêu trên không đủ điều kiện áp dụng thuế suất 0% và thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định, người bán phải lập hóa đơn, tính và kê khai thuế GTGT đầu ra khi bán hàng hóa cho khách hàng Việt Nam theo quy định.
Đối với thuế GTGT đầu vào: Trường hợp người nộp thuế có chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu mang tên người nộp thuế và đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế GTGT thì người nộp thuế được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định
Theo công văn này, vào tháng 07/2020 Công ty có xuất hóa đơn điện tử gia công hàng hóa cho khách hàng và đã kê khai và nộp thuế vào kỳ thuế tháng 07/2020. Đến tháng 08/2020, do khách hàng xuất sai tên Công ty trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ khi đưa bán thành phẩm cho Công ty gia công nên khách hàng phải xuất lại phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và yêu cầu Công ty cũng xuất lại hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã xuất trong tháng 07/2020.
Theo Công văn số 2501/CT-TTHT, Cục thuế tỉnh Long An hướng dẫn các trường hợp hủy hóa đơn điện tử như sau
1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng người bán và người mua chưa kê khai thuế
→ Nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính
2. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa và cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót
→ Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên, ghi rõ sai sót đồng thời người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính
Trong trường hợp trên, Công ty xuất hóa đơn điện tử đúng quy định (không có sai sót) cho khách hàng thì Công ty không được hủy hóa đơn đã xuất.